Tại sao các tấm tôn lợp có dạng lượn sóng?
Lượn sóng là hình dạng thường gặp của mái tôn, đây dường như được xem là thiết kế đặc trưng của dòng vật liệu xây dựng này. Thế nhưng, có khi nào bạn thắc mắc tại sao các mái tôn lợp lại có dạng lượn sóng, vì sao nhà sản xuất phải nhất thiết sản xuất các sản phẩm với hình dạng lượn sóng, và vì sao lại không đa dạng trong phong cách thiết kế hay không?
Nếu bạn đang thắc mắc về vấn đề này thì câu trả lời sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Lý do các tấm tôn lợp có dạng lượn sóng
Tôn lợp là loại vật liệu được sử dụng phổ biến trong nhiều công trình xây dựng như nhà ở, nhà xưởng công nghiệp… Có tác dụng bảo vệ công tránh khỏi các tác động của các yếu tố bên ngoài. Tùy thuộc vào từng loại và yếu tố kỹ thuật, mỗi loại tôn sẽ có những độ dày và tiêu chuẩn kỹ thuật khác nhau. Thông thường, độ dày của tôn được tính bằng zem, nếu zem càng lớn thì tôn càng bền bỉ và các dày. Hiện nay, đa số các loại tôn trên thị trường đều được sản xuất với độ dày từ 2 – 5 zem.
Sở dĩ mái tôn được thiết kế với dạng lượn sóng là vì những lý do sau đây:
- Về cơ học: Theo các kỹ sư, thiết kế lượn sóng sẽ giúp gia tăng khả năng chịu lực của sản phẩm. Đây cũng là lý do mà các mái tôn lượng sóng có khả năng chịu lực tốt hơn so với tôn thẳng. Không chỉ vậy, thiết kế này còn giúp giảm ồn, hạn chế ảnh hưởng của môi trường bên ngoài đến không gian bên trong đặc biệt khi có mưa lớn.
- Về nhiệt học: Tôn được sử dụng để bảo vệ công trình khỏi tác động của yếu tố bên ngoài, vì vậy, tấm tôn là nơi chịu tác động trực tiếp từ nắng, gió, mưa… Đặc biệt, khi thời tiết nắng nóng, bức xạ nhiệt cao, tấm tôn sẽ giãn nở. Với tôn dạng thẳng, khi bị giãn nở nếu không đủ diện tích, sẽ làm tấm tôn đứt gãy hoặc các đinh vít cố định bị bung ra. Trong khi đó, tôn lượn sóng có cấu tạo dạng lượn sóng, tạo không gian giúp tôn giãn nở tốt, hạn chế ảnh hưởng đến kết cấu của mái và không làm ốc vít bị bung ra.
Cấu tạo cơ bản của mái tôn
Để hiểu rõ hơn vì sao tôn lợp có dạng lượn sóng, chúng ta cùng tìm hiểu cấu tạo cơ bản của sản phẩm này. Mái tôn có cấu tạo gồm 3 phần là phần khung, phần kèo cùng tôn lợp và hệ thống ốc vít. Cụ thể:
- Hệ thống khung: Là phần chịu trọng tải lớn nhất của công trình, đảm bảo độ chắc chắn để có thể chống chịu tốt trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt như mưa đá, bão lũ.
- Hệ thống kèo và tôn lợp: Tùy vào diện tích tôn, mục đích sử dụng, nhu cầu của người dù mà hệ thống kèo và tôn lợp sẽ có sự thay đổi nhất định. Hiện nay, thay vì lựa chọn các vật liệu truyền thống, để chống nắng, cách nhiệt cho công trình, các nhà thầu thường lựa chọn tôn sinh thái hơn là các sản phẩm khác.
- Hệ thống ốc vít: Thường ưu tiên chọn loại ốc vít được làm bằng chất liệu inox mạ crome. Do chúng có độ cứng cao, khả năng chống chịu thời tiết, giúp hạn chế nước mưa thấm vào bên trong.
Các loại tôn lợp được sử dụng phổ biến hiện nay
Để đáp ứng các yêu cầu thiết kế, tính tiện ích khi sử dụng, tôn lợp được sản phẩm với nhiều chủng loại khác nhau như tôn lợp giả ngói, tôn lạnh, tôn lấy sáng… Cụ thể:
- Tôn lợp giả ngói: Được thiết kế dạng sóng ngói theo kiểu dáng ngói tây, phù hợp với các mái nhà có độ dốc lớn hoặc thiết kế theo kiểu biệt thự. Giúp giảm thiểu đáng kể tải trọng lên khung sườn của mái, cột và móng so với kh lợp bằng mái gạch thông thường.
- Tôn lạnh: Có khả năng phản xạ với ánh nắng mặt trời với 2 thành phần chính là nhôm và kẽm. Có khả năng chống chịu với tác động của môi trường, có thể tạo ra những hợp chất tại những mép cắt hoặc chỗ trầy xước. Không chỉ vậy, sản phẩm còn có khả năng chống ăn mòn tốt hơn so với các sản phẩm thông thường.
- Tôn lấy sáng: Tôn nhựa lấy sáng là sản phẩm ngày càng phổ biến trong các công trình hiện nay do có giá thành rẻ, độ bền cao, phù hợp với điều kiện thời tiết Việt Nam. Là giải pháp phù hợp với các công trình yêu cầu nhiều ánh sáng như nhà xưởng, nhà máy sản xuất. Có khả năng lấy sáng từ 85 – 90% có lớp phủ chống tia UV bảo vệ sức khỏe. Không chỉ vậy, sản phẩm còn có khả năng cách nhiệt, cách âm, không bị oxy hóa, mài mòn, không xảy ra phản ứng khi tiếp xúc với môi trường acid, kiềm…
Giải pháp thay thế hiệu quả cho tôn truyền thống
Mặc dù được thiết kế lượn sóng, hạn chế được các tác động của yếu tố môi trường nhưng các sản phẩm truyền thống vẫn có những nhược điểm như khả năng giảm tiếng ồn, giảm truyền nhiệt vẫn còn cực kỳ thấp. Đây chính là lý do khiến nhiều người không thích các mái lợp bằng tôn vì khá nóng, dễ thất thoát nhiệt.
Tuy nhiên, hiện nay, bạn hoàn toàn không cần lo lắng về vấn đề này. Nếu có nhu cầu lấy sáng, cách âm, cách nhiệt cho công trình, bạn có thể sử dụng tôn lấy sáng. Nếu không có nhu cầu lấy sáng, muốn công trình đẹp mắt, tính thẩm mỹ độ bền cao, tuổi thọ dài và đảm bảo khả năng cách nhiệt cách âm thì bạn có thể lựa chọn tấm lợp sinh thái.
Tấm lợp sinh thái hay ngói sinh thái là sản phẩm được làm từ nhựa Bitum và sợi tổng hợp thiết kế theo dạng những tấm tôn có khả năng chống thấm, chống ồn, trọng lượng nhẹ, không bị rỉ sét theo thời gian. Đặc biệt, sản phẩm này còn có đặc tính cực kỳ bền, do được làm từ nhựa tổng hợp nên rất thuận tiện cho việc di chuyển, lắp đặt. Không chỉ vậy, dòng sản phẩm này được khuyến cáo là thân thiện với môi trường, an toàn cho sức khỏe người dùng, có thể ứng dụng ở hầu hết mọi công trình kể cả những vùng có khí hậu khắc nghiệt.
Trên đây là một số thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc tại sao các tấm tôn lợp có dạng lượn sóng mà không phải là hình dáng khác. Nếu bạn đang tìm kiếm một địa chỉ cung cấp các loại tôn lợp thế hệ mới, thân thiện với môi trường, bắt kịp với xu hướng của xã hội hiện đại thì đừng quên liên hệ với chúng tôi nhé.
Hưng Phú Gia chuyên cung cấp tất cả các loại tấm lợp tôn hiện có trên thị trường như tôn lợp sinh thái, tôn lấy sáng, tôn cách âm cách nhiệt… Quý khách có nhu cầu mua tấm lợp tôn xin vui lòng liên hệ chúng tôi để được tư vấn và báo giá tốt nhất
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!